Bộ phận được coi là trái tim thứ hai của cơ thể, chăm kỹ không lo gặp bác sĩ

Mùa đông là thời điểm các bộ phận như chân, cổ, ngực cần được chăm sóc và bảo vệ cẩn thận. Y học Trung Quốc có câu “Bách bệnh đều bắt đầu từ lạnh, lạnh bắt nguồn từ bàn chân”.

Trong số 12 kinh mạch nối các cơ quan nội tạng của cơ thể con người thì có tới một nửa là bắt đầu và kết thúc ở bàn chân. Có hơn 60 kinh mạch, huyệt đạo ở bàn chân.

Bàn chân có mối liên hệ trực tiếp, mật thiết với các tạng phủ quan trọng trong cơ thể như thận, tỳ, can, vị, bàng quang… thông qua các đường kinh lạc phân bố ở bàn chân. Vì vậy, đôi bàn chân được ví như trái tim thứ hai của cơ thể, bảo vệ chân tức là đang bảo vệ toàn bộ cơ thể.

Bộ phận được coi là trái tim thứ hai của cơ thể, chăm kỹ không lo gặp bác sĩ - Ảnh 1.

Bàn chân là một trong những nơi dễ nhiễm lạnh nhất. (Nguồn: Sohu)

Nơi xa tim nhất chính là bàn chân, máu cung cấp tương đối kém. Máu cũng mang ít nhiệt lượng hơn, bên cạnh đó lớp mỡ của bàn chân mỏng, khả năng chịu lạnh kém, nên sẽ dễ dàng bị lạnh.

Nếu chân bị lạnh, bạn sẽ rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa như cảm, ho, viêm đường hô hấp, đau bụng tiêu chảy.

Phương pháp chăm sóc bàn chân

Bạn nên áp dụng một số phương pháp phù hợp để chăm sóc, giữ ấm cho đôi chân dưới đây.

Thường xuyên vận động, xoa bóp bàn chân

Mục đích của hành động này không chỉ giúp bàn chân được thư giãn, giảm mỏi cho chân mà còn giúp lưu thông khí huyết tốt hơn, từ đó tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Nó có tác dụng hỗ trợ điều trị nhất định đối với các bệnh mãn tính lâu ngày không thể chữa khỏi và các bệnh không có phương pháp điều trị y tế hiệu quả.

Xoa bóp huyệt bàn chân giúp làm ấm chân tự nhiên, khai thông các kinh mạch, khớp ở bàn chân.

Ngâm chân bằng nước ấm hoặc thảo dược

Bạn có thể ngâm chân mỗi tối trước khi đi ngủ. Y học hiện đại cho rằng nước ấm có thể làm giãn mạch máu ở bàn chân và kích thích các đầu dây thần kinh. Từ đó thúc đẩy quá trình lưu thông máu khắp cơ thể, điều hòa các chức năng của các cơ quan, tăng cường trao đổi chất.

Ngoài ra, bạn có thể dùng ngón tay xoa bóp huyệt dũng tuyền và các cơ bàn chân trong khi ngâm nước ấm. Từ đó giúp tạo ra năng lượng dương, tăng cường sinh lực cho cơ bàn chân, đồng thời mang lại cảm giác thư giãn toàn thân.

Cách làm là ngâm chân trong nước ấm khoảng 38 độ đến 40 độ trước khi đi ngủ (nhiệt độ nước vào mùa đông nên là 40 – 45 độ), vừa ngâm vừa massage chân.

Để duy trì nhiệt độ nước, bạn có thể thêm dần lượng nước nóng thích hợp, không ngâm chân trong nước quá nóng hoặc quá lạnh.

Sau khi ngâm chân, dùng khăn lau khô chân và dùng ngón tay xoa bóp các huyệt ở lòng bàn chân. Khi xoa bóp các huyệt này bạn nên dùng lực vừa đủ, tránh tác động quá mạnh.

(Nguồn: Sohu)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *