Quả la hán (hay còn được gọi là la hán quản, giả khổ qua) có tên khoa học là Momordica grosvenori Swingle, thuộc họ Bí. Đây là loại quả có hình cầu, vỏ cứng nhỏ với đường kính khoảng 4-6cm. Quả tươi có màu xanh lục, khi phơi khô, vỏ chuyển sang màu nâu vàng hoặc nâu đen, bên ngoài bóng và phủ một lớp nhung mỏng.
Trong Đông y loại quả này có vị ngọt, tính mát, không độc nên được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa một số bệnh. Quả la hán không ăn tươi mà được dùng dưới dạng trái khô hoặc dạng bột để làm nước giải khát khá phổ biến.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, 1 quả la hán (0,8g) cung cấp: 0g calo; 0g chất béo; 0g natri; 0,8g carbohydrate; 0g chất xơ, 0g đường. Ngoài ra trong quả la hán chứa vitamin C, carbs…
Hạ đường huyết
Tờ Naturalnews bình chọn la hán là thực phẩm thay thế đường lành mạnh. Theo Healthline, quả la hán ngọt hơn đường mía 250 lần, nhưng lại không có calo. Theo đó, vịt ngọt của la hán được tạo thành nhờ vào mogrosides nên không làm tăng lượng đường trong máu.
Khi sử dụng quả la hán, các tế bào tuyến tụy trong cơ thể sẽ tăng khả năng bài tiết insulin giúp điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả. Do đó, loại quả này còn thường được dùng để thay thế đường khi chế biến một số món ăn, thức uống của người bị tiểu đường.
Bên cạnh đó, loại quả này chứa hàm lượng calo tương đối thấp nên có lợi cho những người thích đồ ngọt mà không sợ béo phì, tiểu đường. Người dùng thường xuyên cũng giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm.
Phòng ngừa ung thư
Theo Natural Foodseries, quả la hán chứa nhiều chất chống oxy hóa nên được mệnh danh là “trái cây trường thọ”. Mogrosides với đặc tính chống oxy hóa trong quả la hán có khả năng ức chế sự sinh sôi của các khối u, ngăn chặn tế bào ung thư di căn nhờ vào cơ chế giảm lượng tổn thương DNA bởi các gốc tự do bằng cách tối ưu hóa các hệ thống chống oxy hóa trong cơ thể.
Chống viêm nhiễm
Tổn thương tế bào là nguyên nhân dẫn tới các tình trạng viêm. Mặc dù viêm là cách cơ thể phản ứng lại với các tác nhân gây viêm, nhưng viêm mạn tính có liên quan tới nhiều vấn đề sức khỏe như bệnh tim, ung thư, viêm khớp, đái tháo đường, rối loạn tiêu hóa.
Các nghiên cứu được công bố trên Healthline gợi ý rằng quả la hán có thể chống lại nấm candida, một loại nấm men gây ra bệnh tưa miệng và các bệnh tiêu hóa.
Dẫu có nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khoẻ, song những người bị cảm lạnh, nhiễm lạnh, phong hàn thì không nên sử dụng loại quả này. Bà bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng la hán. Bạn chỉ nên sử dụng 1-2 quả mỗi ngày. Do loại quả này có tính hàn và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Nếu sử dụng thường xuyên, bạn sẽ gặp phải tình trạng tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá.
3 loại trái cây khác quen thuộc với người Việt cũng giúp kiểm soát đường huyết
Bưởi
Bưởi chứa naringenin, một chất chống oxy hóa. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất này có thể cải thiện độ nhạy cảm của cơ thể với insulin và giúp bệnh nhân tiểu đường duy trì cân nặng trong mức bình thường. Naringenin cho phép gan đốt cháy nhiều chất béo hơn, điều này giúp ổn định lượng đường trong máu.
Cùi bưởi còn chứa các thành phần giống insulin, có tác dụng giúp hạ đường huyết. Canxi trong bưởi cũng rất hữu ích trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường ăn nhiều bưởi còn có thể giúp ngăn ngừa loãng xương và chống lại bệnh thận do tiểu đường.
Lựu
Lựu là loại trái cây rất phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Trong lựu có chứa một lượng lớn crom, chất này có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa đường, chất béo và là thành phần của yếu tố dung nạp glucose. Chúng ta nên sử dụng nó một cách thích hợp để ổn định lượng đường trong máu và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Ổi
Ăn đu đủ cũng có thể giúp giảm lượng đường trong máu. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, đu đủ có thể có tác dụng hạ đường huyết trên cơ thể. Trái cây này cũng chứa flavonoid, một chất chống oxy hóa tự nhiên có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.
Chất chống oxy hóa trong nó có thể ngăn ngừa tổn thương tế bào và quản lý trọng lượng khỏe mạnh. Đu đủ có hàm lượng calo thấp chứa nhiều vitamin B, folate, kali và magie.