Bà Nguyễn Thị Nga, giám đốc Trung tâm xét nghiệm ADN và Công nghệ di truyền, vẫn còn nhớ một cuộc gọi của nhân viên gọi cho bà, yêu cầu giải thích cho trường hợp anh Phong*. Anh Phong bị trung tâm phạt vì khai sai giới tính của con. Trong bảng đăng ký, anh khai con của anh là con trai nhưng kết quả phân tích ADN là con gái.
Bà Nga hỏi anh Phong có chắc chắn cuống rốn này của con anh hay không. Lúc này, anh Phong mớ ngớ người, có lẽ nào anh lấy nhầm cuống rốn của cháu gái (con của em trai). Ở quê anh có tục treo cuống rốn ở gác bếp, với hy vọng sau này trẻ lớn sẽ sáng dạ và thông minh.
Cuống rốn có thể dùng để xét nghiệm ADN (ảnh minh hoạ).
Anh Phong chấp nhận nộp phạt và hứa sẽ quay lại nhờ xét nghiệm mẫu đúng của con anh.
Ngày hôm sau, anh Phong đến như đúng hẹn, anh mang cuống rốn của con đến nhờ xét nghiệm một cách nhanh nhất. Lúc này, anh mới chia sẻ rằng anh nghe dân làng đồn đại vợ ngoại tình với nhiều người nhưng anh không tin.
Để xác nhận vợ có ngoại tình hay không, anh đã khéo léo bảo vợ đi xem tử vi với lý do gần đây gia đình kinh doanh vắng khách. Người xem tử vi cho vợ anh Phong là bạn trong nghề với anh nhưng vợ anh không biết. Khi bị thầy hỏi, cô vợ thành thật kể những phi vụ ‘cắm sừng’ chồng cho thầy nghe.
Anh Phong không ngờ trong những người vợ anh ngoại tình cùng, có cả bạn thân của anh, suốt ngày ‘chén chú chén anh’ với mình.
Lúc đó, vợ anh cũng mới sinh con. Sau khi tìm hiểu, anh Phong mới biết được có thể xét nghiệm ADN theo nhiều cách trong đó có cuống rốn. Lúc đó, anh Phong quyết đi xét nghiệm ADN để biết được quan hệ huyết thống.
Anh tâm sự với bà Nga dù biết vợ lẳng lơ nhưng anh rất yêu vợ và nguyện cầu đứa trẻ là con mình. Như vậy, anh mới có lý do để tha thứ được cho vợ.
Rơi nước mắt khi đọc kết quả
Ngày có kết quả, anh Phong tới rất sớm, khi đọc xác nhận có quan hệ cha con, anh đã mừng rơi nước mắt. Anh nói nếu vợ anh thay đổi thì cuộc hôn nhân của anh có thể cứu vãn.
Mẫu cuống rốn có thể dùng để xét nghiệm ADN huyết thống. Có thể sử dụng cuống rốn được bảo quản trong khoảng thời gian từ 9 tháng đến hơn 40 năm.
Việc xét nghiệm bằng cuống rốn cho độ chính xác cao 100% đối với trường hợp không có quan hệ huyết thống và hơn 99.99999998% đối với trường hợp có quan hệ huyết thống.
Bà Nga cho biết về nguyên tắc di truyền thì các mẫu như máu, tóc có chân, móng chân, móng tay, cuống rốn… đều cho ra kết quả xét nghiệm ADN như nhau do được hưởng di truyền từ cha và mẹ giống nhau.
*Tên nhân vật đã được thay đổi.
https://soha.vn/biet-vo-ngoai-tinh-chong-tuc-toc-di-xet-nghiem-adn-doc-ket-qua-xong-roi-nuoc-mat-20231125093009118.htm