Sau 50 tuổi, nếu cơ thể xuất hiện 4 “mầm bệnh” này cũng không phải quá lo: Chỉ cần làm tốt 3 việc vẫn có thể sống khỏe trường thọ

Khi tuổi tác tăng lên, các chức năng khác nhau của cơ thể sẽ suy giảm dần, nhiều người cao tuổi sẽ bắt đầu đối mặt với vấn đề lão hóa. Đây là quá trình mà ai cũng phải trải qua, đặc biệt khi càng lớn tuổi, ảnh hưởng mới càng lộ rõ. Nhiều người vì thế mà suy nghĩ lung tung, rơi vào trạng thái tinh thần tồi tệ, hay lo sợ về bệnh tật và cái chết. ‏

‏Trên thực tế, việc mắc một số bệnh lão khoa khi về già là điều tương đối bình thường. Vì vậy, chúng ta không cần tạo quá nhiều áp lực tâm lý cho bản thân.‏

‏01. Hãy coi lão hóa là 1 hiện tượng thông thường‏

‏”Lão hoá không có gì đáng sợ” – đó là khẳng định của các chuyên gia y tế. Đây chỉ là một hiện tượng sinh lý bình thường.‏

‏Theo phân tích sinh lý, khi con người ở trạng thái khỏe mạnh thì độ tuổi 25 là độ tuổi năng động nhất, hệ miễn dịch khỏe mạnh, khả năng tự chống vi khuẩn, virus rất mạnh mẽ. Sau độ tuổi 35 là giai đoạn đầu của lão hóa, hiệu quả đề kháng của cơ thể sẽ giảm dần. Từ sau 50 tuổi, dấu vết lão hóa ngày càng rõ ràng, tốc độ trao đổi chất cũng chậm lại.‏

‏Lão hoá chia thành 2 loại: lão hóa bình thường và lão hoá bệnh lý. Quá trình lão hoá bình thường là các bộ phận các cơ quan của cơ thể đều già đi và đáp ứng với môi trường xấu hơn, chậm hơn. ‏

‏Ví dụ như tim mạch co bóp chậm hơn, hệ hô hấp giãn nở kém hơn so với tuổi trẻ. Các mạch máu cũng sẽ co lại, dễ gây ra các bệnh về tim mạch, mạch máu não và các bệnh chuyển hóa mãn tính. Đặc biệt, làn da và hệ cơ xương khớp, thoái hoá khớp ảnh hưởng rõ rệt nhất khi đi qua độ tuổi 50 và dễ xuất hiện các tình trạng như vết nám, nếp nhăn, loãng xương, giòn xương… ‏

 Sau 50 tuổi, nếu cơ thể xuất hiện 4 “mầm bệnh” này cũng không phải quá lo: Chỉ cần làm tốt 3 việc vẫn có thể sống khỏe trường thọ  - Ảnh 1.

‏Dù các chức năng cơ thể sẽ suy giảm dần, chúng ta cũng cần đối mặt và học cách chất nhận sự lão hóa. Nhất là với 4 sự thay đổi sau đây, hãy nhìn nhận một cách lạc quan và bình thản. ‏

‏02. Bốn “mầm bệnh” của lão hóa‏

‏Lão thị‏

‏Nhiều người cao tuổi sẽ mắc chứng lão thị và thường xuyên phải đeo kính đọc chữ. Tình trạng này có thể bắt đầu ngay từ những người ở độ tuổi trung niên.‏

‏Lão thị là hiện tượng sinh lý tương đối phổ biến và thường kèm theo một số ảnh hưởng khác như dễ mỏi và khô mắt. Nếu mắt bị mỏi, nhìn mờ thì nên đi khám tại chuyên khoa mắt, để bác sĩ đo và cắt kính phù hợp, giúp quá trình đọc chữ dễ dàng hơn. Đồng thời, người tới tuổi trung niên cũng nên chú ý sử dụng mắt hợp lý, nghỉ ngơi thích hợp.‏

‏Nghễnh ngãng‏

‏Hiện tượng nghễnh ngãng, khó nghe chủ yếu là do rối loạn chức năng thính giác do hệ thống thính giác bị lão hóa, thường là mất thính giác thần kinh giác quan hai bên, tình trạng này sẽ dần trầm trọng hơn theo thời gian.‏

 Sau 50 tuổi, nếu cơ thể xuất hiện 4 “mầm bệnh” này cũng không phải quá lo: Chỉ cần làm tốt 3 việc vẫn có thể sống khỏe trường thọ  - Ảnh 2.

‏Trên thực tế, cho đến nay vẫn chưa có cách nào chắc chắn để đảo ngược tình trạng lão hóa thính giác. Đây cũng là một hiện tượng sinh lý bình thường. Nếu người cao tuổi có biểu hiện giảm nhạy cảm với âm thanh và giảm khả năng hiểu ngôn ngữ thì nên đi khám tại các cơ sở y tế để được sử dụng các biện pháp hỗ trợ như máy trợ thính…‏

‏Mùi “người già”‏

‏Khi lớn tuổi, nhiều người bắt đầu cảm thấy khó chịu với chính mùi cơ thể của bản thân và thường gọi đó là “mùi người già”. Nguyên nhân là do cơ thể thiếu hụt chất chống oxy hóa, cùng với sự ảnh hưởng của hormone, các axit béo tự do sẽ bị oxy hóa tạo nên mùi cơ thể. Để giảm tình trạng này, nên chú ý vệ sinh cá nhân và thay quần áo thường xuyên. Sử dụng các loại nước xả vải, sữa tắm có mùi hương nhẹ nhàng, khoan khoái cũng giúp mọi người cảm thấy dễ chịu hơn.‏

‏Làn da xỉn màu, khô ráp‏

‏Do các tế bào giảm khả năng giữ nước, các tế bào chết trên bề mặt da có xu hướng kết dính lại làm da có xu hướng khô và thô ráp, dần dần làm da không còn mượt mà như thuở trẻ. Đồng thời, một số người sẽ xuất hiện tình trạng rối loạn sắc tố da khi bị xỉn màu mất độ sáng hồng, có những đốm đồi mồi. ‏

‏Làn da có tuổi cũng mất các sợi đàn hồi, dễ đứt gãy và chảy nhão, hình thành nếp nhăn. Da vùng mắt là một trong những nơi đầu tiên dễ hình thành nếp nhăn khi bị lão hóa.‏

 Sau 50 tuổi, nếu cơ thể xuất hiện 4 “mầm bệnh” này cũng không phải quá lo: Chỉ cần làm tốt 3 việc vẫn có thể sống khỏe trường thọ  - Ảnh 3.

‏03. Thay vì lo lắng quá mức, làm tốt 3 việc sau vẫn giúp cơ thể khỏe mạnh‏

‏Giữ thái độ lạc quan‏

‏Người trung niên nên giữ thái độ lạc quan, tránh lo lắng quá mức, nuôi dưỡng một số sở thích hoặc đam mê để đánh lạc hướng sự chú ý, giảm bớt căng thẳng, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống mới có thể kéo dài tuổi thọ.

‏Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng‏

‏Muốn duy trì sức khỏe tốt, mọi người nên chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong sinh hoạt hàng ngày để duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan, cố gắng ăn uống thanh đạm.‏

‏Chú ý đến chất lượng cuộc sống‏

‏Nhiều người có xu hướng lo lắng, khép kín, thích ở một mình sau khi già đi. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra trầm cảm, vì vậy, họ cũng nên chú ý đến các mối quan hệ giữa các cá nhân và giao tiếp nhiều hơn với người đồng trang lứa. Điều này giúp mọi người sống khỏe và kéo dài tuổi thọ tốt hơn.‏

‏*Nguồn: Sohu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *